Thông số kĩ thuật trong xe tải

Xe có nhiều thông số kỹ thuật như; Loại động cơ, dung tích xi-lanh, công suất động cơ, số vòng quay động cơ, momen xoắn, hệ số cản, chiều dài trục cơ sở, trọng lượng xe...
  •  
  • Động cơ: Đặc trưng bởi các thông số; Dung tích xi lanh, tỷ số nén, công suất và momen xoắn... Đây là những thông số cơ bản nhất vì còn rất nhiều thông số khác nữa.
  • Dung tích xi lanh: Là tổng thể tích của tất cả các xi lanh trong động cơ. Dung tích xi lanh càng lớn, nghĩa là lượng hỗn hợp hơi xăng-không khí bị đốt cháy trong một đơn vị thời gian sẽ lớn, nên năng lượng sinh ra lớn, đồng thời cũng hao tốn nhiên liệu hơn. Vậy, nếu 2 động cơ ô tô có cùng hết tất cả các thông số khác, thì dung tích xi lanh càng lớn, thì công suất động cơ cũng càng lớn.
  • Tỷ số nén: Là tỷ số giữa thể tích xy lanh toàn phần và thể tích buồng cháy. Ví dụ; Động cơ Lamborghini Gallardo LP560-4 có tỷ số nén là 12,5:1 nghĩa là động cơ LP560-4 có thể tích xy lanh toàn phần lớn gấp 12,5 lần thể tích buồng cháy.Tỷ số nén càng cao thì hiệu suất sinh công càng lớn, nhưng có giới hạn nếu tỷ số nén quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ.  Vc: Thể tích buồng cháy tính từ điểm chết trên (ĐCT) đến nắp quy lát.
  • Vh: Thể tích xy lanh tính từ điểm chết trên đến điểm chết dưới (ĐCD).
  • Thể tích xy lanh toàn phần tính từ điểm chết dưới (ĐCD) đến nắp quy lát = Vh + Vc
  • S: Hành trình piston, dao động từ ĐCT đến ĐCD và ngược lại.
  • Công suất: Thường có đơn vị là Hp (Horsepower): mã lực, PS, hay KW. Công suất ở đây là công suất thực của động cơ được truyền động ra bánh xe, hay nói cách khác là công suất thật của động cơ làm xe chuyển động. Ví dụ: Chiếc Bugatti Veyron 1001Hp, động cơ của chiếc này tạo ra tới hơn 3000Hp, nhưng có tới 2000Hp mất qua tản nhiệt, ma sát do truyền động...Nên chỉ còn 1001Hp mà bạn hay thấy ghi trong thông số của Veyron.
  • Công suất thể hiện cho khả năng đạt vận tốc tối đa của động cơ. Điều đó có nghĩa là 2 chiếc xe giống hệt nhau về các thông số khác, thì chiếc nào có công suất động cơ lớn hơn thì sẽ có vận tốc lớn hơn.
  • Đối với động cơ xăng thì công suất cực đại đại được tại một giá trị số vòng quay nhất định. Điều đó có nghĩa là nếu vòng quay tăng quá mức giá trị này, thì công suất sẽ giảm. Ví dụ như động cơ đạt công suất max tại 8000 rpm (RPM : Rounds Per Minute - vòng trên phút) thì nếu quay tại 9000rpm, thì công suất sẽ giảm...Và vì công suất sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu, nên bạn càng tăng ga, thì công suất máy sẽ càng tăng.
  • Đối với động cơ diesel thì công suất cực đại đạt được tại một dãy giá trị số vòng quay (không phải giá trị nhất định như động cơ xăng). Về cơ bản, xe diesel tăng tốc chậm và không đạt vận tốc cao. (mình sẽ viết bài phân biệt ưu, nhược của động cơ Diesel và xăng sau).
  • Momen xoắn (Torque): Thường có đơn vị là Nm hay lb-ft. Các bạn đã học vật lý phổ thông, thì đều biết momen là đại lượng đặc trưng cho sự quay. Khi có lực tác động vào một vật khiến nó quay quanh một điểm, momen xoắn sẽ xuất hiện. Momen xoắn thường đặc trưng cho khả năng chịu tải của động cơ, hay nói các khác, xe có momen xoắn càng cao thì sẽ tăng tốc nhanh hơn. Bạn có thể thử bằng cách đi ở số thấp (tỷ số truyền lớn), momen xoắn cao nên xe “bốc” nhưng không thể đi nhanh còn khi đi ở số cao, momen xoắn nhỏ, xe đi nhanh nhưng tải kém (bạn chạy xe lên dốc cao mà để số 4 (xe máy) thì sẽ thấy ngay). Vì thế xe tải thường chú trọng về momen xoắn hơn là công suất, các xe tải đều có momen xoắn khá cao, để có thể tải tốt.
  • Các xe dân dụng thường đạt momen xoắn cực đại ở số thấp.
  • Khi momen xoắn cao, thì công suất sẽ nhỏ, và ngược lại, khi momen xoắn nhỏ thì công suất lớn. Vì vậy, nếu một chiếc xe có công suất lớn nhưng ở vòng tua cao sẽ có momen xoắn thấp hơn chiếc xe có cùng công suất nhưng ở vòng tua thấp. Nên tuỳ mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ đưa ra momen xoắn cao hay công suất cao. Ví dụ như xe tải sẽ chọn momen xoắn cao, để có thể tải tốt và không quan tâm nhiều đến tốc độ cao. Các xe dân dụng thì ngược lại.
  • Còn đối với siêu xe, điều tiên quyết là phải cân bằng giữa khả năng tăng tốc và tốc độ. Động cơ siêu xe thường có số vòng quay rất cao, vì khi ở dưới một ngưỡng nhất định, Momen xoắn và Công suất đều tỷ lệ thuận với số vòng quay. Động cơ siêu xe thường đạt momen xoắn cực đại ở khoảng 5000-6000 rpm (ngay ở số thấp mà số vòng tua đã kinh khủng! ), và đạt Công suất cực đại tại khoảng trên 7000-9000 rpm. Ví dụ như Toyota Camry 2.5 Q 2012 trang bị động cơ I-4 2.5L dual VVT-I có công suất cực đại 178 mã lực tại 6.000 vòng/phút và momen xoắn cực đại đạt 231 Nm tại 4.100 vòng phút, trong khi Aventador có công suât cực đại 700Hp tại 8250 rpm, và momen xoắn cực đại 505Nm tại 5500 rpm. Ngoài ra, động cơ siêu xe còn rất nhiều yếu tố công nghệ tiên tiến khác, để xứng tầm là những con quái vật tốc độ khủng khiếp với giá trên trời...


Bài viết khác:

Explorer Limited 2016 - SUV 7 chỗ kiểu mới của Ford

Lexus lần đầu sản xuất ở Mỹ - niềm tin bắt buộc

Xe buýt không người lái - phương tiện lạ trên thế giới

Luxgen U6 Eco hyper - crossover mới cho người Việt

Terex 33-19 'Titan' - xe tải lớn nhất thế giới suốt 25 năm

Lexus LS460L - sedan hạng sang thực dụng

Lamborghini Aventador độ giả da cá sấu

Đánh thuế xe hơi theo dung tích xi-lanh là lạc hậu

Rezvani Beast X - siêu phẩm Mỹ 700 mã lực

Lamborghini Huracan Zhong - 'siêu bò' giá rẻ

Cummins R2.8 Land Cruiser chiếc xe bán tải độ đầy nam tính

Phiên bản máy dầu cho Mercedes-Benz G-Class 2019

Lộ hình ảnh Porsche 911 GT3 mui trần

Bảng giá mẫu xe Ford Focus và Ford Everest

Rò rỉ hình ảnh Toyota Vios 2018 mới tại Việt Nam

Bấm Gọi0968 011 326